nguồn gốc cờ tướng

Nguồn gốc Cờ tướng từ đâu? Bạn có biết?

Nguồn gốc Cờ tướng từ đâu? Bạn có biết?

Là một người chơi Cờ Tướng hay yêu thích bộ môn này, bạn đã biết đến lịch sử, nguồn gốc hay sự ra đời của nó chưa? 

Bạn quân tâm về Bộ môn chơi Cờ thú vị này, nhưng chưa biết được Nguồn gốc của nó. Ngay sau đây Wiki Gambling sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin về “Nguồn gốc Cờ Tướng” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Cờ tướng là gì?

Cờ tướng (Chinese Chess), là một trò chơi chiến thuật và có hai người chơi. Cờ tướng được xem như cờ Vua của Trung Quốc. Là một trong những loại cờ chơi trên bảng, bàn được chơi nhiều nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, cờ tướng cũng rất được ưa chuộng và phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Mỗi người chơi sở hữu một bộ quân cờ gồm 16 quân với mỗi loại quân có chức năng và hình thức di chuyển riêng biệt.

Sự ra đời của Cờ tướng

Cùng nguồn gốc với cờ Vua, cờ tướng xuất hiện trong khoảng thế kỷ 7, đến từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6.

Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó nó đã được di chuyển đến phía Tây và đổi tên thành Cờ Vua, sau đó đi về phía Đông với tên Cờ Tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.

 

Tên gọi “Cờ Tướng” có gì đặc biệt?

Tượng kỳ (象棋) là tên gọi của Cờ Tướng được người Trung Hoa đặt tên và có nghĩa là “Cờ hình tượng” (theo chữ Hán), chứ không phải vì có quân tượng (Voi) trên bàn cờ.

Có một số tài liệu lý giải rằng khi người Trung Hoa tiếp nhận Saturanga và nhìn thấy quân tượng (voi) trong các quân cờ, họ cảm thấy lạ vì tại đất nước trước thời nhà Nguyên, loài voi chưa được biết đến.

Vì vậy, người Trung Hoa bèn gọi trò chơi này là “Tượng kỳ” để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi và suy ra rằng tên “Tượng kỳ” có nghĩa là “Cờ voi”.

Trong tiếng Việt, từ trước tới nay trò chơi này được gọi là Cờ Tướng do trong bàn cờ quân Tướng là quan trọng nhất.

Cờ Tướng – Cờ Vua. Người Trung Quốc đã thay đổi Cờ tướng thế nào?

Quân cờ màu Đỏ – Đen

Lưu Bang là một thủ lĩnh nổi dậy đã lật đổ nhà Tần và trở thành Hoàng đế Gaozu – Cao Tổ của nhà Hán . Ngày ấy, quân đội của Hoàng đế Tần hành quân trong quân phục màu đen. Và quân áo đen đã thua quân phục màu đỏ của Lưu Bang. Truyền thuyết kể rằng Lưu Bang đã lơ đi và quyết định đi bộ qua một đầm lầy bất chấp những lời cảnh báo rằng nó rất nguy hiểm.

Trong khi say rượu lang thang qua một đầm lầy, một con rắn lớn màu đen đã đối đầu với ông ta. Bằng cách nào đó ông đã giết được nó. Sau đó, ông đã ngất đi cách đó một quãng ngắn. Ngày hôm sau, một bà già thương tiếc cho cái chết của con rắn vì con trai bà là một Hoàng đế đã biến thành con rắn. Bà lão nói rằng con trai bà (con rắn) đã bị giết bởi “Hoàng đế đỏ thẫm”. Bởi lúc này ông chưa phải là Hoàng đế. Khi nghe tin này, Lưu Bang đã dùng màu đỏ để đại diện cho đội quân của mình. (tham khảo tại xiangqi.com)

Cách bày trí bàn Cờ tướng

Từ bàn cờ Saturanga, người Trung Hoa cũng đã cải tiến thành bàn Cờ Tướng như sau:

Trong bàn Cờ Tướng, các ô không còn được phân biệt bằng màu, mà thay vào đó là họ đã thay thế “ô” trên bàn cờ bằng “đường” và tăng số điểm đi quân từ 64 điểm đặt quân lên 81 điểm.

Họ đã thay thế “ô” trên bàn cờ bằng “đường” và tăng số điểm đi quân từ 64 điểm đặt quân lên 81 điểm. Điều này, giúp tăng độ phức tạp và thú vị cho người chơi.

Bổ sung thêm “Cửu cung”

Cửu cung
Cửu cung

Cờ Tướng loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng trận chiến giữa 2 quốc gia và cần sử dụng chiến thuật. Ví bàn cơ như một trận chiến, vì thế cần phải có ranh giới rõ ràng. Do đó họ đã nghiên cứu bổ sung thêm Hà (Sông). Và một quốc gia sẽ phải có Cung cấm (宮) và quân Tướng phải được bảo vệ trong “Cung Cấm” (宮) và không thể di chuyển khắp bàn cờ như trò chơi Saturanga.

Do việc bảo vệ quân Tướng trong “Cung cấm” (宮) và hạn chế di chuyển của nó. Vì thế “Cửu Cung” đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông về sự quan trọng và bảo vệ của quân tướng trong trò chơi này.

Cải tiến hình dáng các quân cờ

Bàn cờ Saturanga các hình dáng của những quân cờ là những hình khối dễ nhận biết. Nhưng cờ Tướng có thể khó hơn để nhận ra hơn, các quân cờ nào trông cũng giống quân nào. Chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán.

Có lẽ đây là một trong những lý do khiến cờ tướng không phổ biến như cờ vua

Quân “Pháo” và “Hà” – sông ra đời

Quân pháo
Quân pháo

Được biết trong Cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo và Sông. Mãi đến sau năm 618 từ thời nhà Đường thì Quân Pháo mới được các nhà nghiên cứu thống nhất bổ sung vào bàn cờ. Rồi trở thành quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn Cờ Tướng.

Hoàn thiện vào thời nhà Tống bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh. Điều này có nghĩa là cho đến khi quân Pháo được bổ sung, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Về “Hà” tức sông, là con sông định ra biên giới giữa nước Hán và nước Sở. Theo lịch sử Trung Quốc, nước Hán đứng đầu là Hán Vương – Lưu Bang. Và nước Sở đứng đầu là Sở Vương Hạng Vũ. Biên giới giữa hai quốc gia được xác định bởi một Hà (con Sông), tức là một dòng chảy nước tách biệt hai lãnh thổ. Từ đó, dòng sông ngăn cách ấy có tên là “Sở Hà, Hán giới” – 楚河漢界.

Vì thế họ đã tạo ra “Hà” tức là sông. Để phân định rõ biên giới quốc gia hai bên và tăng thêm 18 điểm đặt quân, Tổng số điểm đặt quân tăng lên 90 điểm. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ chỉ tăng thêm 8 ô so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.

Sở Hà, Hán giới
Sở Hà, Hán giới

Lời Kết

Trên đây, là chi tiết về Nguồn gốc của Bộ môn Cờ Tướng. Nhằm giúp bạn hiểu hơn về sự ra đời của bộ môn này. Nếu như bạn cần tư vấn thêm thông tin gì, hãy liên hệ với Wiki Gambling để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất nhé! Chúc bạn có một trải nghiệm thú vị với Bộ môn Cờ Tướng này.

Hơn thế nữa, tại Wiki Gambling còn có thông tin về những môn Cờ khác như cờ Đam, cờ Vây,.. Bạn có thể theo dõi nhé!

You might also like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *