nguồn gốc cờ vây

Nguồn gốc lịch sử Cờ Vây – Giả thuyết?

Nguồn gốc lịch sử Cờ Vây – Giả thuyết?

Cờ vây là bộ môn có lịch sử rất rất lâu đời từ đất nước Trung Hoa. Vì thời gian ra đời đã khá lâu nên chính xác ai là người đã phát minh ra nó thì không ai rõ. Nguồn gốc lịch sử ra đời của Cờ Vây hiện tại đều chỉ là giả thuyết. Nó dựa trên những hình ảnh, minh chứng mà mọi người tìm được. Sau khi tìm hiểu từ những nhà đam mê Cờ Vây chân chính, Wiki Gambling sẽ giúp bạn tổng hợp nhé! Mong bài viết này sẽ giúp bạn hứng thú với bộ môn này hơn.

Bài viết sẽ dài nhưng nếu bạn yêu thích cờ Vây thì không nên bỏ qua nha!!!

Vua Nghiêu, Thuấn dạy con

Dường như là ai đã từng xem qua những phim cổ trang Trung Quốc đều nghe đến “Cầm, kỳ, thi, họa”. Đó là 4 loại hình nghệ thuật của Trung Quốc. Đồng thời cũng là một chuẩn mực cho những người tài ở Trung Quốc lúc bấy giờ. 

Cờ vây từ lâu đã được coi là một trong bốn môn nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc, cùng với Cầm (đàn), Thi (thơ) và hội họa. Trong đó “Kỳ” là viết tắt của cờ vây. Một trong những bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại là ai đã tạo ra nó và bằng cách nào? Nó bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào ban đầu? làm thế nào mà? Có nhiều loại ý tưởng và lý do khác giải thích tại sao những điều này xảy ra, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là ý kiến ​​về việc Vua Nghiêu (Yao) và Vua Thuấn dạy dỗ con trai của họ.

“Bác Vệ Chí” đã được Trương Hoa (232–300) sửa đổi vào thời nhà Tấn. Theo sách này, vua Nghiêu đã phát minh ra trò chơi cờ Vây để dạy con trai mình là Đan Chu. Đồng thời nó cũng đề cập rằng vua Thuấn cũng đã dùng cờ Vây để dạy con. Khi ông nhìn thấy con trai mình là Thương không được thông minh. 

Vua Nghiêu (Yao) và vợ là San Yi cùng có một cậu con trai tên là Đan Chu. Bởi vì Chu hành xử không tốt nên Vua Nghiêu đã nghĩ ra Cờ Vây để dạy con mình. Theo cuốn sách “Lộ Sử Hậu Ký” là như vậy.

Theo những giả thuyết từ 2 quyển sách trên cho thấy. Cờ Vây được tạo ra nhằm rèn luyện, kích thích trí tuệ và tâm hồn của trẻ.

 

Bằng chứng khảo cổ

Nếu các giả thuyết trong sách không đủ thuyết phục. Ta có thể dựa trên các minh chứng khoa học khác như là khảo cổ. Tại tỉnh Cam Túc thuộc Trung Quốc, người ta đã tìm thấy nhiều bình cổ. Trên đó có rất nhiều hình vân như bàn Cờ vây trong xã hội cuối thời kỳ nguyên thủy. Những hình vân này đa số đều là 10-12 đường vân thay vì 19 đường vân như ngày nay.

Ngoài ra, vào 9/1971, một bàn cờ bằng đá có 15 đường vân ngang dọc đã được tìm thấy. Bàn cờ này được tìm thấy tại Hồ Nam, Trung Quốc.

Năm 1950, một bàn cờ được cho là thời Đông Hán với mỗi 17 đường ngang dọc tại Hà Bắc.

Năm 1959, người ta tìm được một ngôi mộ thuộc nhà Tùy tại Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi mộ được ước tính đã chôn từ khoảng năm 595. Bên trong phát hiện một bàn cờ với 17×17 vân kẻ được làm từ ngọc trắng và đánh dấu 4 góc. Song nếu cộng thêm 2 cạnh bàn thì chính xác là 19×19 đường kẻ.

Bàn cờ thời nhà Tùy
Bàn cờ thời nhà Tùy

Năm 1973, một bàn cờ làm từ gỗ được phát hiện ở Tân Cương với 19×19 đường.

Bàn cờ gỗ Tân Cương
Bàn cờ gỗ Tân Cương

Năm 1978, bàn cờ làm bằng sứ men ngọc từ thời Đường được khai quật ở Tứ Xuyên.

Bàn cờ sứ men ngọc
Bàn cờ sứ men ngọc

Vào năm 1980, người ta lại tìm được một bàn cờ rộng 58.4 cm, dài 66.4 cm, dày 3.2cm và có 4 góc cao 4.8cm. Bàn cờ được cho rằng thuộc thời Tây Hán tại Thiểm Tây, Trung Quốc với 16 đường vân mỗi ngang dọc.

Ở Nội Mông, khi khai quật một ngôi mộ được cho là thời Liêu. Bên trong đã phát hiện một bàn cờ rộng 30cm với 13×13 đường kẻ, Điều đáng chú ý ở đây là trên bàn cờ có sắp sẵn các quân cờ. 73 quân cờ trắng và 71 quân đen thành 144 quân tạo thành một thế tàn cục. Hơn thế nữa bên ngoài vẫn còn 3 quân cờ trắng và 8 quân cờ đen. Có lẽ “vị” trong mộ là một kỳ thủ kỳ cựu. Đến khi sang thế giới khác cũng muốn tiếp tục đánh cờ.

Từ các khảo cổ khoa học trên cho thấy Cờ Vây đã hình thành từ rất lâu đời. Tại khi đó, cờ Vây đã có hình thức ban đầu. Sự phát triển cách đường vân kẻ từ 10 – 13 – 15 rồi đến 19. Điều đó cho thấy để hình thành cờ Vây ngày nay đã trải qua một quá trình rất dài. Nó đã được qua mấy ngàn năm tôi luyện, từ những kinh nghiệm được đúc kết mà hình này như hôm nay. Có thể thấy, trò chơi Cờ Vây là thành quả từ sự sáng tạo của tất cả mọi người.

Có lẽ cộng thêm do trải qua các thời chiến nên Cờ Vây có đôi phần như binh pháp. Việc đi qua chiến tranh trong nhiều thời kỳ đã giúp cờ Vây phát triển càng nhanh chóng. Ở thời Lưỡng Hán, đã có người xem kỳ phổ cờ Vây như binh thư. Hơn thế nữa họ còn mang cờ Vây vào trong binh pháp tên là “Tùy Thư Kinh Tịch Chí”.

Cờ Vây có từ Trung Quốc?

Từ các sách cổ và các minh chứng khảo cổ, ta có thể xác định cờ Vây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho là cờ Vây có nguồn gốc từ Trung Á. Nhưng từ cách sách như “Mạnh Tử”, “Luận ngữ”, “Tả truyện” cho thấy cờ Vây đã xuất hiện từ thời xuân thu tại Trung Quốc. Khi đó các nước Tây vực và Trung Quốc vẫn chưa gặp gỡ. Cho đến thời Tây Hán, Trung Quốc mới giao lưu với Tây Vực hay các nước Trung Á. Lúc bấy giờ, cờ Vây đã tồn tại lâu đời tại Trung Quốc.

Cách gọi “Vi kỳ” và “Dịch”

Có rất nhiều tên gọi Cờ Vây trong suốt quá trình phát triển. “Tọa Ẩn” hay “Thủ Đàm” được gọi trong thời Tấn. Đến hiện nay thì “Dịch cờ” và “Vi kỳ” là phổ biến nhất. Đặc biệt là Vi Kỳ

Vi Kỳ được dùng chỉ cờ Vây từ thời Tây Hán (trong cuốn “Phương Ngôn” của Dương Hùng. Đến thời Đông Hán, “Vi kỳ” đã được tác tác giả dùng rộng rãi trong bài văn viết. Ví dụ như Lý Vưu với tác phẩm “Vi Kỳ Minh” hay là “Vi Kỳ Phú” của Mã Dung

Trước đó “Dịch” cũng được chỉ Cờ Vây. Trong sách “Thuyết Văn Giải Tự” của Hứa Thuận (58-147) viết “Dịch – “弈” và “丌”” đều cùng chỉ cờ Vây. 丌 trong chữ tượng hình cổ được hiểu là hai người nhấc tay đánh cờ. Sách “Luận ngữ”, “Tả Truyện”, “Mạnh Tử” thời xuân thu cũng dùng từ “Dịch” để nói về cờ vây.

Hiện nay “Dịch cờ” dùng để chỉ bao quát gồm cả cờ tướng, cờ vây,.. Không còn chỉ riêng mỗi cờ vây nữa. Vì vậy dùng “Vi Kỳ” – Wei qi là phổ biến nhất hiện tại.

Lời kết

Tuy gọi là giả thuyết nhưng cộng với những minh chứng khảo cổ. Cho thấy Cờ Vây (Wei qi) thực sự đã có nguồn gốc rất lâu đời tại Trung Quốc. Tuy không thể xác định rõ người thực sự phát minh là ai. Nhưng để cờ Vây được như ngày nay, là nhờ có sự đúc kết từ tất cả mọi người. Bạn có thể tham khảo về cách chơi cờ Vây tại Wiki Gambling nhé!

Những thông tin trên được Wiki Gambling tham khảo từ một Blog cờ Vây của tác giả đam mê và nghiên cứu về Cờ Vây.

You might also like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *