nguồn gốc cờ vua

Quay về quá khứ, nguồn gốc Cờ vua là từ đâu?

Quay về quá khứ, nguồn gốc Cờ vua là từ đâu?

Nhắc lại về thông tin chung Cờ vua

Cờ vua hay còn được biết đến là cờ phương Tây. Là một trò chơi board game dành cho hai người. Sau quá trình mở rộng từ những trò chơi truyền thống khác có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ba Tư, hình thức thi đấu hiện tại của cờ vua bắt đầu thịnh hành ở Nam Âu vào khoảng nửa sau của thế kỷ 15. Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất của thế giới, với hàng triệu người trên toàn thế giới tham gia tại nhà, ở câu lạc bộ, trên internet, thông qua mạng, thậm chí cả nhiều giải thể thao. Cờ vua được ưa chuộng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nga.

Để biết thêm chi tiết khái quát về bộ môn này. Mời bạn đọc bài “Cờ vua – bộ môn thể thao trí tuệ hot nhất hiện nay” của Wiki Gambling tại đây nhé.

Cờ vua là gì?

Cờ vua là một trò chơi được chơi bằng một bộ cờ gồm 8 hàng và 8 cột. Trong đó mỗi bên có 16 quân cờ và mỗi quân cờ đều có chức năng và quy tắc di chuyển khác nhau. Mục tiêu của trò chơi là đặt quân cờ của đối thủ vào tình trạng bị chiếu. Tức là không thể di chuyển hay tác động đến các quân cờ khác nữa trò chơi cờ vua để họ sự suy nghĩ chiến lược và tính toán trước đồng thời cũng là một trò chơi rất thú vị và thử thách

Nguồn gốc của môn Cờ Vua

Ban đầu, hình thức Cờ vua ở Ấn Độ có tên là chaturaṅga (tiếng Phạn: चतुरङ्ग) , một từ tiếng Phạn nhằm miêu tả quân đội. Những quân cờ Gupta được phân giống hệt y như quân đội của họ như kỵ binh, bộ binh, chiến xa và voi. Theo thời gian, loại quân cờ trên trở thành quân mã, tốt, xe và tượng. Chaturanga được thi đấu trên một bảng 8 × 8 không có đánh dấu, cũng đánh vần là ashtāpada.

Chaturanga

Theo con đường Tơ lụa, trò chơi đã lan rộng sang hướng Đông và Tây. Bằng chứng cổ nhất cho cờ được tìm thấy ở Sasanian Persia gần đấy vào năm 600 sau Công nguyên, nó cũng đề cập đến với cái tên chatrang. Chatrang được truyền bá đến thế giới Hồi giáo sau cuộc chinh phạt Ba Tư của người Hồi giáo (633 – 51) , do đó nó mang tên là shatranj. Trong tiếng Tây Ban Nha, “shatranj” được sử dụng dưới dạng ajedrez (” al-shatranj “) , trong tiếng Hy Lạp là ζατρίκιον (zatrikion, nguồn gốc chính thức về chatrang trong tiếng Ba Tư) và tiếng Bồ Đào Nha là xadrez , tuy nhiên ở phần còn lại của châu Âu, nó đã thay thế bằng những tên của các bản shāh theo tiếng Ba Tư (” vua “) .

Lịch sử cờ vua

Cờ vua đã lan rộng ra toàn thế giới sau đó và gây sốt cả phương Đông lẫn phương Tây

Lịch sử phát triển của Cờ Vua trên thế giới

Tại đất nước mẹ đẻ Ấn Độ

Ở Ấn Độ thời kì trước, quân Tượng (Tịnh) cũng chỉ được chạy chéo 2 ô, quân Hậu chỉ được đi chéo một ô và quân Tốt không thể di chuyển cùng một lúc 2 ô được. Tuy nhiên, luật thăng cấp ở quân Tốt có thể đã được xây dựng ngay từ thời kì đầu và rõ ràng là nó không phải là luật hoàn chỉnh nhất trong quá trình phong cấp. Khi quân Tốt đi đến cuối bàn cờ thì chúng mới có thể biến trở thành quân Hậu mà không phải bất cứ con nào cả. Còn với Xe, Tượng (động) hoặc mã thì không có những sự biến đổi về sau.

Tại Châu Á

Biến thể Cờ vua phổ biến nhất ở Trung Quốc được gọi là Cờ tướng. Tuy nhiên có khá ít thông tin về việc cờ vua di chuyển về phía đông đến Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó đây chủ yếu là phỏng đoán. Người ta đã không chứng minh được rằng từ “Xiangqi” trong tiếng Trung Quốc, dùng để chỉ một trò chơi, có bất kỳ mối liên hệ nào với cờ vua.

Một cuốn sách có tên là Những kỷ lục bí ẩn và kỳ lạ (Huyền quái lục 玄怪錄), được xuất bản vào khoảng năm 800. Lần đầu tiên Cờ vua được nhắc đến tại sách này. Ngoài ra, Cờ vua được cho là có nguồn gốc từ một trò chơi Trung Quốc tương tự như Cờ vua. Và đã được chơi ở đó từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Hoặc ít nhất là từ tổ tiên của trò chơi đó, nhưng điều này còn gây tranh cãi.

Cờ tướng – Xiangqi

Tại Châu Âu

Ở châu Âu quân Tốt đã được cải thiện nhiều hơn khả năng hoạt động của chúng, chỉ đi trong một ô thì giờ đã có thể đi qua 2 ô ngay nước cờ đầu tiên. Điều này đã tạo điều kiện hình thành ra luật ăn Tốt qua đường (thường gọi là en-passant). Luật mà một số người chơi hiện tại không biết đến hay không sử dụng được luật ấy vào bàn cờ của mình. Tiếp sau là quân Vua có khả năng chỉ đi được trong 2 ô của ván cờ 1 lần duy nhất cũng được ứng dụng. Hậu cũng đã khác với bản ở Ấn Độ trước đây là chỉ có thể đi chéo đúng một ô. Còn giờ đây nó  đi thẳng, chéo, ngang, nhưng cũng chỉ được di chuyển 2 ô.

Có một thuyết nói rằng việc đổi tên xảy đến vì trước khi Cờ vua tới châu Âu thì các nhà buôn đã vào châu Âu và đem theo những quân vua được trang hoàng như thể là các vật quý và kèm với đó là tên của shāh, tên gọi trên đã bị người châu Âu hiểu lầm theo nhiều nghĩa khác nhau.

Anh Quốc

Chiếu: Trong tiếng Anh là checkmate là dịch sai của từ shāh cổ và trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “vua hết đường”. Trong tiếng Ả Rập nó có nghĩa là “shāh bị chết”, tuy nhiên shāh không phải là một từ Ả Rập thông dụng để gọi “vua” (trừ khi trong cờ vua) .

Xe: Trong tiếng Anh là rook. Nó có nguồn gốc bằng tiếng Ả Rập từ chữ rukh trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là “xe ngựa kéo”, nhưng cũng có nghĩa là “má” (một phần của khuôn mặt) và còn có nghĩa là một con chim huyền thoại với sức mạnh gọi là đại bàng.

Tượng: Trong tiếng Anh là bishop. Tiếng Ả Rập al-fīl (từ tiếng Ba Tư pīl) có nghĩa là “voi”, còn ở châu Âu và phần phía tây của thế giới Hồi giáo khi ấy người ta nói quá ít hoặc không hiểu nhiều về voi và tên gọi của quân cờ đến với Tây Âu theo dạng Latinh alfinus và tương tự như một từ không có nghĩa khác (trong tiếng Tây Ban Nha thì nó phát triển thành tên chính thức alfil) . Tên cờ bishop của người Anh là một sự thay đổi tên gọi tạo nên theo hình dáng truyền thống của nó là cái mũ mitra của giám mục nhà thờ. Tuy thế, tại Nga thì tên chính thức của quân cờ lại là slon = “voi”.

Hậu: Trong tiếng Anh là queen. Tiếng Ba Tư farzīn = vizia – quan chức cao cấp của thế giới Hồi giáo cổ, giống với tể tướng đã trở thành tiếng Ả Rập firzān và nó vào châu Âu trong một số dạng như alfferza, fers v.v. nhưng sau đó lại thay đổi là “hậu”.

Nga

Cờ vua đến Nga theo đường Mông Cổ mà tại đấy người ta đánh cờ vua từ đầu thế kỷ VII. Nó đã được người Moor mang đến Tây Ban Nha trong thế kỷ X, như đã được mô tả trong các ghi chép nổi tiếng thế kỷ XIII của cờ vua, cờ thỏ cáo và trò xúc xắc có tên là Libro de los juegos. Cờ vua cũng đi theo đường bộ băng qua Siberia và Alaska.

Lịch sử phát triển của Cờ Vua tại Việt Nam

Ngày 14/02/1965, tại Nhà khai trí kiến thức, Hội cờ tướng Việt nam được thành lập. Hội do bác sĩ Lê Đình Thám làm hội trưởng. Đây cũng là tiền thân của Liên đoàn cờ Việt nam 

Vào 1976, Việt Nam được mời tham dự cuộc thi Cờ vua do Liên đoàn cờ các nước Ả rập tổ chức. Tuy chỉ ở tư cách quan sát viên nhưng cũng đánh dấu bước tiến của Cờ vua tại Việt Nam.

Năm 1978, chỉ thị số 73/CT được tổng cục Thể dục thể thao ban hành. Chỉ thị hướng dẫn phong trào cờ vua rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, nhóm thanh thiếu niên, học sinh được chú ý đặc biệt nhất.

Tháng 8/1980, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành văn bản số 1787/TDQS. Theo đó, chính thức đưa Cờ vua vào giảng dạy trong các trường Cao đẳng. Hơn thế nữa là Đại học sư phạm và trường Đại học Thể dục thể thao trên phạm vi toàn quốc.

Ngày 15/12/1980, Hội cờ đã được thành lập lại với tên là Hội cờ Việt nam.. Kể từ đó, cờ vua Việt Nam bắt đầu phát triển sâu rộng trong mọi đối tượng.

Tháng 10/1984, Hội cờ Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn cờ Vua Châu Á. Năm 1988, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn Cờ Vua thế giới (FIDE). Cuối năm 1991, Hội cờ tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ hai do ông Nguyễn Hữu Thọ, tổng biên tập báo Nhân dân làm Chủ tịch. Đồng thời, Hội đã đổi tên thành Liên đoàn cờ Việt Nam.

Một số thành tựu

  • Đào Thiên Hải: là kì thủ Việt Nam đầu tiên vô địch trong một giải thế giới và là đại kiện tướng đầu tiên của Việt Nam.

    Kiện tướng Đào Thiên Hải
  • Nguyễn Ngọc Trường Sơn: (sinh 28/2/1990) là một đại kiện tướng Cờ vua hàng đầu của Việt Nam. Anh được công nhận là kì thủ số 2 của Việt Nam theo xếp hạng hiện tại của FIDE. Năm 2000, giành được huy chương vàng vô địch Cờ vua thế giới tại Tây Ban Nha với tuổi không quá 10. Năm 2004, Sơn là một trong số ít các kì thủ đạt được danh hiệu đại kiện tướng khi chưa tới 15 tuổi.
  • Lê Quang Liêm:(sinh ngày 13/3/1991). Liêm là kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất Việt Nam (tại bảng xếp hạng hiện tại của FIDE). Ở nội dung cờ chớp, anh là đương kim vô địch thế giới. Vào năm 2005, anh đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14. Hơn thế nữa, anh đã 2 lần đạt huy chương bạc giải cờ vua trẻ thế giới lứa tuổi 10 và 12.. Ngoài ra, anh còn rất nhiều giải thưởng khác nữa.
  • Nguyễn Anh Khôi (sinh năm 2002) là một vận động viên cờ vua Việt Nam. Với số điểm tuyệt đối 11 điểm / 11 ván, Khôi đã vô địch thế giới lứa tuổi U10 vào năm 2012.
  • Nguyễn Lê Cẩm Hiền (sinh 2007) vô địch thế giới lứa tuổi U8 năm 2015. Cô đã trở thành kỳ thủ thứ ba của Việt Nam sau Trường Sơn (năm 1999) và Nguyễn Anh Khôi (năm 2012, 2014). Từ đó, cô đã đạt được danh hiệu vô địch thế giới lứa tuổi trẻ.

Lời kết

Cờ vua là môn bộ môn thể thao trí tuệ vô cùng tuyệt vời. Nguồn gốc của Cờ vua có thâm niên lớn kết hợp với ý nghĩa của bộ cờ càng tăng thêm sự thu hút của bộ môn này.
Wiki Gambling mong rằng sau khi đọc bài này, bạn sẽ càng yêu thích Cờ vua hơn nữa. Hãy theo dõi mình trong các bài viết tiếp theo nhé!

You might also like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *