Contents
Thu quan trong cờ Vây là gì và cách tính?
Thu quan trong Cờ Vây là giai đoạn hết sức quan trọng vào giai đoạn về gần cuối ván. Ở bài viết về cách chơi Cờ Vây, chúng tôi có nhắc đến Thu quan. Vậy Thu quan trong cờ Vây là gì? Hãy cùng Wiki Gambling theo dõi nhé!
Thu quan là gì?
Giai đoạn này có thể được miêu tả như một cuộc giao tranh quy mô nhỏ trên bàn cờ về tàn cuộc. Nơi mà các đối thủ tập trung vào việc tạo ưu thế về đất và xác định các đường biên giới giữa hai bên. Trong khi đó, giai đoạn khai cuộc và trung cuộc vẫn còn rộng mở, với các chiến trường trải dài trên khắp bàn cờ.
Thu quan thực sự là một thử thách đối với các tay cờ vây. Vì họ phải đối mặt với nhiều cuộc chiến nhỏ xảy ra cùng lúc trên khắp bàn cờ. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại một lợi thế – các cuộc giao chiến tập trung vào các khu vực nhỏ hơn, làm cho việc đọc và phân tích nước cờ trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng đừng vội mừng quá sớm! Vì thực tế là, với nhiều khu vực cần phải tập trung đến cùng một lúc. Chính điều này làm cho giai đoạn Thu quan trở nên thú vị và đầy thử thách – một thời điểm quan trọng để xác định địa vị của bạn trên bàn cờ vây!
Điều gì làm nên sức mạnh trong Thu quan?
Những nước thu quan có sức mạnh không chỉ đến từ khả năng đọc cờ và nhìn ra các nước thủ cân, mà còn từ việc đếm đất và xác định giá trị tương đối của các nước đi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khả năng hiểu rõ vị trí của mình trên bàn cờ, để đưa ra được các quyết định chiến lược phù hợp.
Nếu bạn là một kỳ thủ, hãy cẩn thận đừng để mình bị lạc lõng trong việc tập trung vào một chỗ duy nhất trên bàn cờ. Có những lúc, một nước đi nhỏ có thể làm thay đổi toàn bộ trận đấu. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo rằng bạn nhìn bao quát toàn bộ bàn cờ và luôn sẵn sàng thay đổi chiến lược khi cần thiết.
Và đừng quên rằng, khả năng hiểu rõ sự khác biệt giữa Tiên thủ và Hậu thủ là một yếu tố quan trọng để đạt được chiến thắng. Nắm rõ vị trí của mình trên bàn cờ và quyết định đúng đắn để chiếm lấy đất tiên thủ hoặc ngăn chặn đối thủ là điều cần thiết để thành công trong những nước thu quan. Vậy, hãy bắt đầu chơi và rèn luyện các kỹ năng của mình để trở thành một kỳ thủ giỏi nhé!
Tính giá trị của các nước cờ Thu quan như thế nào?
Tiên thủ – Hậu thủ
Trong nước Tiên thủ, tại một khu vực trên bàn cờ đối thủ bắt buộc phải phòng thủ. Đồng thời ở khu vực khác, quân ta vẫn nắm quyền đi trước. Và ngược lại là nước Hậu thủ, nó sẽ khiến ta mất lượt.
Đây là hai khái niệm được dùng xuyên suốt trong một ván cờ Vây. Đối với nước Thu quan thì nó lại đặc biệt quan trọng. Tuy vậy, đôi khi nó chỉ là tương đối. Sẽ không có nước nào hoàn toàn được gọi là tiên thủ nếu đối thủ từ bỏ việc bảo vệ lãnh thổ bị đe dọa và chủ động để mở đường khác.
Cách tính giá trị của nước đi Thu quan
Chung quy, một nước Tiên thủ (chống Tiên) = 2 nước Hậu thủ. Riêng Tiên thủ đôi = 4 nước Hậu thủ.
Để tính giá trị của nước Thu quan, ta có thể chia thành 3 trường hợp sau:
Tình huống 1: Hai bên Tiên thủ
Theo hình dưới: Trong hình cờ này, cả 2 bên đều có tiên thủ khi Thu quan. Đen 4 và Trắng 4 trong hình là nước bắt buộc phải đi. Vì đó là để bảo vệ điểm bị gãy trong hình cờ này.

Giá trị của Trắng 1 và Đen 1 trong hình trên là 4 mục Tiên thủ đôi (Tức mỗi người phá bên còn lại 2 mục)
[Nước 4 mục Tiên thủ đôi này có giá trị khoảng với 16 mục Hậu thủ. Theo lý thuyết, chỉ 1 nước Tiên thủ đôi bằng với 4 nước Hậu thủ].
Tình huống 2: Hai bên Hậu thủ
Theo hình dưới: Trăng và Đen nếu như thu quan ở phần biên, sau khi nối về ở 3 sẽ Hậu thủ. Bên còn lại sẽ đi nước 4 ở khu vực khác.

Giá trị của nước đi này là Hậu thủ 2 mục. 2 mục – vì nếu như Đen đi, Đen sẽ có 1 mục ở D1. Khi đó Trắng sẽ mất 1 mục ở điểm G1 và ngược lại.
Tình huống 3: 1 bên Tiên
Theo hình dưới: Nếu quân Trắng đi trước, sau khi nối ở 3 thì Đen phải về phòng thủ ở 4 để bảo vệ A. Trắng có quyền đi sang nơi khác. Nếu là Đen trước, Đen bẻ ở 1, đến Trắng ở 2 rồi Đen về 3. Khi đó Trắng có thể đi sang nơi khác. Do đó, chỉ có quân Trắng là đi Tiên thủ trong hình cờ này

Giá trị của nước thu quan này của Trắng 1 ở hình là 3 mục tiên thủ. Đen 1 còn gọi là nước chống Tiên thủ 3 mục. (Trong đó, Đen phá Trắng 1 mục và giữ 2 mục).
[Nước Tiên thủ hoặc chống Tiên thủ 3 mục này có giá trị tương đương như 1 nước Hậu thủ 6 mục. Theo lý thuyết, một nước Tiên thủ hoặc chống Tiên thủ sẽ gấp đôi giá trị của một nước Hậu thủ]
Ví dụ
Ví dụ 1
Ảnh 1: Quân Trắng A sẽ có giá trị là Hậu thủ 6 mục. Đen sẽ mất 3 mục và Trắng có thêm 3 mục.

Ảnh 2: Ở đây ảnh 2 chỉ khác ảnh 1 ở D1. Trong hình cờ này, Trắng A có giá trị 7 mục Tiên thủ. Nếu như Đen không phòng thủ tại B, quân Trắng sẽ ăn tại B và tất cả đám quân Đen sẽ bị ăn. Tương tự, khi Đen nối tại A sẽ là 7 mục chống Tiên thủ.

Ví dụ 2
Ảnh 3: Nếu Đen đi trước (tại A), Đen sẽ ăn được 2 Trắng và cứu được 3 quân. Tổng cộng Đen có giá trị là 10 mục. Sau đó, Trắng buộc phải tại sống tại điểm K1, Đen A sẽ là Tiên thủ. Ngược lại, nếu Trắng đi Trắng cũng sẽ ăn được 3 quân Đen và cứu được 2 quân. Buộc đen phải tạo sống tại A4. Trắng A cũng trở thành Tiên thủ.

Như vậy, dù Trắng hay Đen đi tại A, đều có giá trị là Tiên thủ đôi 10 mục. Tương đương với 40 Hậu thủ.
Nguồn: Blog Thể thao HCM
Lời kết
Thu quan là quá trình tương đối phức tạp. Nó đòi hỏi kỹ năng tính toán nhạy bén, nhìn xa trông rộng. Việc tính giá trị của các nước Thu quan cũng tương đối khó. Bạn chủ yếu cần nhớ giá trị quy đổi ở trên là có thể hiểu được phần quan trọng rồi. Chú ý hãy ưu tiên Tiên thủ, vì một nước Hậu thủ chỉ có giá trị bằng một nửa nước Tiên thủ.
Hi vọng sau khi học được cách tính toán. Bạn sẽ tự tin hơn trong giai đoạn Thu quan.
Có thể bạn quan tâm: